Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Các bước nâng hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng chính là giới hạn chi tiêu trên mỗi thẻ được ngân hàng phát hành. Dựa vào mức độ uy tín của khách hàng mà ngân hàng sẽ xét duyệt một hạn mức thẻ phù hợp.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì? tại sao bạn cần phải quan tâm đến vấn đề này khi bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng?

Độc giả của Creditcard.com.vn hãy tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng chính là giới hạn chi tiêu trên mỗi thẻ được ngân hàng phát hành. Dựa vào mức độ uy tín của khách hàng mà ngân hàng sẽ xét duyệt một hạn mức thẻ phù hợp, việc này nhằm tránh việc khách hàng chi tiêu mua sắm mà không có khả năng chi trả dẫn đến nợ xấu.

Hạn mức thẻ tín dụng cũng chính là số tiền tối đa bạn được phép sử dụng để chi tiêu mua sắm thông qua chiếc thẻ tín dụng. Trường hợp bạn sử dụng thẻ thanh toán vượt quá số tiền được cấp trong thẻ thì sẽ chịu thêm phí phạt vượt hạn mức do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quy định. Một số ngân hàng hiện nay chấp nhận cho khách hàng sử dụng vượt hạn mức thêm 1 khoản cố định mà không bị phạt.

Mức độ uy tín của khách hàng được ngân hàng xét duyệt theo các tiêu chí như: lịch sử tín dụng(CIC), thu nhập hàng tháng, độ tuổi...

Yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tính dụng là gì?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng được cấp cho bạn, có yếu tố được ngân hàng công bố nhưng cũng có các yếu tố ngân hàng không công bố ra bên ngoài mà sử dụng nó như một công cụ để đo lường và đánh giá khách hàng trong tương lai.

Yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến hạn mức tín dụng của thẻ cao hay thấp như sau:

  • Lịch sử tín dụng CIC
  • Dư nợ hiện tại của bạn tại các ngân hàng
  • Loại hình công việc của bạn (Tự kinh doanh, đi làm công ty, lao động tự do ...)
  • Thu nhập hàng tháng
  • Hình thức nhận thu nhập (Tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng)
  • Tài sản hiện có được chứng minh như sổ tiết kiệm, sổ hồng, xe ô tô...

Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng

Thông thường ngân hàng se có các mốc thời gian cụ thể để nâng hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng hoặc sẽ tự động nâng hạn mức cho khách hàng dựa vào mức độ chi tiêu.

tuy nhiên, nếu bạn muốn nâng hạn mức thẻ tín dụng lên mức cao nhất thì cần xem xét các yếu tố như sau:

  • Cải thiện thu nhập: Bạn cần chứng minh được thu nhập của bạn cao hơn so với mức thu nhập lần đầu bạn cung cấp cho ngân hàng. Thông thường ngân hàng sẽ cấp hạn mức từ 3 đến 5 lần mức thu nhập
  • Cải thiện lịch sử tín dụng: Không được trả trễ hoặc không thanh toán các khoản vay, thẻ làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng CIC của bạn. 
  • Giảm các khoản vay ngắn hạn xuống mức thấp nhất:
  • Sử dụng ít thẻ tín dụng: Hiện tại một cá nhân có thể mở tối đa 5 thẻ tín dụng, tuy nhiên để gia tăng hạn mức trên mỗi thẻ thì bạn cần đóng bớt thẻ để gộp lại số tiền trên mỗi thẻ được cao hơn.

Thủ tục thay đổi hạn mức thẻ tín dụng

Để thay đổi hạn mức thẻ tín dụng bạn cần làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Gọi điện hoặc trực tiếp đến các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất
  • Bước 2: Vào quầy giao dịch, yêu cầu được gặp nhân viên hỗ trợ xử lý thẻ tín dụng
  • Bước 3: Cung cấp thông tin thẻ tín dụng hiện tại và yêu cầu kiểm tra việc nâng hạn mức thẻ
  • Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra thông tin và hạn mức được tăng tối đa bao nhiêu
  • Bước 5: Xác nhận tăng hạn mức và chuẩn bị các thủ tục thay đổi hạn mức theo quy định ngân hàng.

Giấy tờ cần cung cấp khi thay đổi hạn mức thẻ là gì?

  • CMND/ CCCD còn hạn sử dụng và trùng thông tin với CMND/CCCD cung cấp khi đăng ký mở thẻ tín dụng lần đầu
  • Giấy xác nhận đổi số CMND/CCCD nếu có sự thay đổi
  • Giấy xác nhận thu nhập hoặc các loại giấy tờ chứng minh tài chính ngân hàng yêu cầu
  • Mẫu giấy thay đổi hạn mức thẻ tín dụng do ngân hàng cung cấp.

Sau khi cung cấp thông tin và các giấy tờ ngân hàng yêu cầu, bạn sẽ được tăng hạn mức thẻ tín dụng trong khoảng 1 tuần.

Kết luận:

Hạn mức thẻ tín dụng là chìa khóa để giúp bạn có thể sử dụng thẻ một cách thoải mái nhất, hạn mức thẻ tín dụng cao sẽ giúp bạn chi tiêu mua sắm thoải mái mà không lo hết hạn mức. Vì vậy, khi đăng ký mở thẻ tín dụng hãy cân nhắc và tìm hiểu hạn mức thẻ của mình bạn nhé.

Bài viết cùng chuyên mục